THIỀN NIỆM HƠI THỞ VÔ, HƠI THỞ RA, MỘT PHƯƠNG PHÁP CHẾ NGỰ STRESS CÓ HIỆU LỰC.

07/10/2016 | 1428 |
0 Đánh giá
Bốn niện xứ trong NIỆM HƠI THỞ VÔ HƠI THỞ RA là nghĩ đến điều gì làm cho thân an tịnh, thân và tâm có cảm thọ hoan hỷ, an lạc, tâm được định tĩnh, quán các pháp vô thường, quán ly tham, quán đoạn diệt, quán từ bỏ các phiền não đưa đến giác ngộ và giải thoát. Thiền Niệm hơi thở vô hơi thở ra gồm có ba giai đoạn: điều hòa thân, điều hòa hơi thở và điều hòa tâm. Chúng tôi xin giới thiệu quyển Hành thiền của Hòa thượng Thích Minh Châu (1988, 716 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh). Trong trình bày sau đây, chúng tôi xin phép dựa vào và trích ra nhiều đoạn của nhiều đoạn của quyển sách ấy.

Thiền niệm hơi thở vô, hơi thở ra có hai đối tượng:

Ðối tượng thứ nhất là hơi thở vô, hơi thở ra.

Ðối tượng thứ nhì là bốn niệm xứ. Xứ là nơi. Niệm là nghĩ nhớ, nhớ rõ. Bốn niện xứ là bốn điều mà Phật tử chuyên chí nghĩ nhớ đến thường xuyên, để ghi xâu vào trong não những điều thiện, điều thật điều đúng. Bốn niệm xứ đó là Thân, Thọ, Tâm, Pháp: Thân không trong sạch, Tâm không thường còn, Thọ là khổ, các pháp không có thực thể.

B1. ÐIỀU HÒA THÂN

Ðiều hòa thân là CÁCH NGỒI THIỀN, Àngồi thế nào để có thể ngồi lâu, không mỏi và thân không giao động. Thân không giao động giúp cho tâm không giao động. Cách ngồi ấy là kiết già hoặc bán già, lưng thẳng, giữ đầu sống mũi, cổ và lỗ mũi thẳng một đường, để tay mặt lên trái, hơi cúi đầu xuống, nhắm vừa phải. Nêmn ngồi trên nệm nhỏ, ngồi trên nửa đệm, hai đầu gối sát với sàn nhà. Nếu ngồi bán già còn đau quá, những người lớn tuổi có thể ngồi xếp bằng. Với sự kiên trì, ai cũng có thể tìm được cách ngồi, dần dần thoải mái. Lúc đầu tập ngồi 5 phút rồi dần dần lên 10-15 phút... đến nửa giờ hoặc hơn, nhưng đừng quá một giờ.

B2. ÐIỀU HÒA HƠI THỞ.

Sau khi điều hòa thân, tiếp đến là điều hòa hơi thở. Tâm thoải mái, chăm chú vào hơi thở vô, hơi thở ra, không rời khỏi hơi thở một giây nào, thở bằng mũi, thong thả, nhẹ nhàng với nhịp độ 5 hoặc 6 lần trong một phút.

Niệm theo dõi hơi thở trước hết dùng hai thiền chi, hai trạng thái tốt đẹp, Tầm và Tứ. Tầm là hướng tâm tới đối tượng (đối tượng ở đây là hơi thở). Tứ là dán tâm đến đối tượng hay cột tâm vào đối tượng (hơi thở), để cho tâm đừng nghĩ đến chuyện khác, hoàn toàn tập trung vào hơi thở.

Ðến giai đoạn đếm hơi thở vô, hơi thở ra. Thở vô xong, thở ra xong đếm 1, tiếp theo tuần tự đếm 2 , rồi đếm 3,4,5. Ðếm 5 xong, trở lại đếm từ 1 đến 6. Ðếm 6 xong, đếm từ 1 đến 7. Ðếm 7 xong, đếm từ 1 đến 8... tiếp tục như vậy từ 1 đến 10. Ðếm 10 xong, trở lại đếm từ 1 đến 5, rồi 1 đến 6... tiếp theo như trước. Cứ như vậy mà đếm đến hết giờ ngồi thiền.

Thay vì thở vô thở ra bằng “ngực” như thường xuyên, chúng tôi xin góp ý kiến về phương pháp thở vô, thở ra bằng “bụng”, đúng hơn là bằng cơ hoành (diaphragme). Thở bằng cơ hoành có hiệu lực hơn hơi thở bằng ngực vì cơ hoành là cơ hô hấp cốt yếu.

Trong luận án tiến sĩ y khoa trình năm 1962 với đầu đề “Huấn luyện hơi thở và phẫu thuật phổi”, Lê Hữu Phương đã chứng minh rằng trong 105 bệnh nhân mổ phổi (thủ thuật cắt bỏ thủy lobectomie) hay thủ thuật cắt bỏ phổi (pneumonectomie), hơn 75% bệnh nhân, nhờ huấn luyện hơi thở, tìm lại được chức năng hô hấp trước khi mổ.

Thở bằng bụng diễn biến như sau:

Khi ta hít vô, vừa hít vô ta vừa phồng bụng to lên, to chừng nào tốt chừng ấy, cơ hoành hạ thấp xuống, dồn nội tạng bụng, làm cho dung tích lồng ngực lớn ra nhiều. Do đó, phổi hít vô nhiều dưỡng khí.

Khi ta thở ra, vừa thở ra vừa làm thế nào cho bụng tóp lại, tóp nhiều chừng nào hay chừng nấy, cơ hoành nâng lên cao trong lồng ngực; dung tích lồng ngực bị thu hẹp lại. Phổi bị ép vào, thở ra không khí ô nhiễm (nhất là co2).

Như vậy, thở bằng bụng, hít dưỡng khí vô nhiều và thở khí độc ra nhiều. Ngoài ra, di chuyển của cơ hoành giúp tiêu hóa được tốt hơn.

Hiện giờ các thầy thuốc khoa phổi đều công nhận hiệu lực của phương pháp thở này.

Thở bằng bụng không có gì khó. Tập thở với người chỉ dẫn độ hai hoặc ba ngày thì quen thôi. Thật ra, tập một mình cũng được: đầu tiên, ta nên tập thở nằm vì nằm, ta thấy bụng ta dể hơn. Nên dùng một bao cát hình chữ nhật 30cm/20cm, nặng lối 1kg. Bên Pháp có thể dùng danh bạ điện thoại (annuaie des téléphones).

Trong một phòng thoáng khí, ta nằm, để bao cát trên bụng. Ta vừa hít vào thong thả và làm thế nào cho bụng phồng lên. Ta sẽ thấy bao cát đưa lên. Ta cố đưa nó lên cao tối đa. Xong ta thở ra thong thả, vừa thở vừa làm cho bụng tóp lại tối đa. Ta sẽ thấy bao cát sụt xuống. Tập thở vô thở ra như vậy, 4,5 lần trong một phút. Mỗi lần tập lối 10 phút. Hai lần trong ngày.

Sau vài ngày, khi quen rồi, ta thay thế bao cát bằng hai bàn tay của ta để trên bụng. Khi hít vô, ta thấy tay trồi lên. Khi thở ra, ta dùng hai bàn tay ép bụng xuống.

Sau vài ngày nữa, ta có thể thở một mình bằng bụng, không cần tay. Cái chính là giữ cảm giác bụng trong khi thở vô, thở ra như lúc ta tập với bao cát hay lúc ta dùng tay.

Chừng quen rồi, ta có thể thở như vậy, khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi lái xev.v...

Càng tập niệm hơi thở, càng ngày hơi thở càng nhẹ nhàng. Tâm cũng nhẹ nhàng và yên tịnh.

B3. ÐIỀU HÒA TÂM.

Qua điều hòa tâm thì đối tượng của niệm là 16 đề tài: 4 về thân, 4 về thọ, 4 về tâm và 4 về pháp.

-4 đề tài về thân:

1-Thở vô dài, tôi rõ biết tôi thở vô dài

Thở ra dài, tôi rõ biết tôi thở ra dài

2-Thở vô ngắn, tôi rõ biết tôi thở vô ngắn

Thở ra ngắn, tôi rõ biết tôi thở ra ngắn

3-Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô

Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô

4-An tịnh thân hành,tôi sẽ thở vô

An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra

Trong hai đề tài đầu, ta niệm theo dõi hơi thở vô, hơi thở ra (tức là tu niệm) và chú tâm vào đầu sống mũi, trong lúc thở vô, thở ra ( tức là tu định).

Qua đề tài 3 và 4, ngoài niệm theo dõi hơi thở và chú tâm vào sống mũi, ta thêm quán tưởng đến “cảm giác toàn thân” và “an tịnh thân hành” và toàn cả thân ta được an tịnh (tức là tu huệ).

Như vậy, ta vừa tu niệm, vừa tu định và vừa tu tuệ.

-4 đề tài về thọ:

5-Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô

Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra

6-Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô

Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra

7- Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô

Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra

8-An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô

An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra

Ở 4 đề tài này, ta chú tâm quán tưởng đến hai trạng thái hỷ và lạc. Hỷ là tâm cảm thấy vui vẻ, không còn sân hận. Lạc là cảm thấy vui vẻ, không còn hối tiếc lăng xăng. Lạc cũng là cái vui của các vị tu hành, trong yên tĩnh. Và ta tập làm sao, khi đang thở vô, thở ra, hoạt động của tâm (tâm hành) được bình lặng.

-4 đề tài về tâm:

9- Cảm giác tâm, tôi sẽ thở vô

Cảm giác tâm, tôi sẽ thở ra

10-Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô

Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra

11-Với tâm thiền định, tôi sẽ thở vô

Với tâm thiền định, tôi sẽ thở ra

12- Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô

Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra

4 đề tài này thuộc về tâm hân hoan, thiền định và giải thoát.

-4 đề tài về pháp:

13- Quán niệm vô thường, tôi sẽ thở vô

Quán niệm vô thường, tôi sẽ thở ra

14- Quán niệm ly tham, tôi sẽ thở vô

Quán niệm ly tham, tôi sẽ thở ra

15-Quán niệm đoạn diệt, tôi sẽ thở vô

Quán niệm đoạn diệt, tôi sẽ thở ra

16-Quán niệm từ bỏ, tôi sẽ thở vô

Quán niệm từ bỏ, tôi sẽ thở ra.

Quán vô thường hết sức quan trọng. Vô thường là qui luật của thiên nhiên. Vô thường, vô ngã và đạo lý duyên khởi là cốt tủy của đạo Phật.

Ly tham, đoạn diệt, từ bỏ được các phiền não là con đường đưa đến giác ngộ và giải thoát. (xem Trung bộ kinh-Kinh số 118)

 

 

Để biết biết thêm thông tin vui lòng nhấp vào đây

www.demngoivodau.com

GỌI NGAY 09 6690 6590 để được tư vấn và mua hàng

SUNNY VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN

 


Tin tức liên quan

Bình luận